Bài 2 - Cach tinh thoi gian trong lich su

TUẦN 2
TIẾT 2
NS:
ND:

Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Thông qua nội dung bài giảng giáo viên cần làm rõ: Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Học sinh cần phân biệt được các khái niệm Dương lịch, âm lịch và Công lịch. Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.
2. Tư tưởng
Giúp cho học sinh biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác.
B.PHƯƠNG TIỆN ,THIẾT BỊ
-Tranh ảnh theo sgk ,có thể thêm lịch treo tường ,
C.PHƯƠNG PHÁP
-Nêu và giải quyết vấn đề ,giải thích ,cá nhân ,nhóm .
D.NỘI DUNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?
2. Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?
3. Bài mới
động của thầy và trò
dung ghi

GV: Bài trước chúng ta đã khẳng định : Lịch sử là những sự vật, hiện tượng xảy ra trong quá khứ, muốn hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ, cần phải xác định thời gian chuẩn xác. Từ thời nguyên thủy, con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo) trình tự thời gian.

GV hướng dẫn HS xem hình 2 SGK:


?- Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được lập cùng một năm không ?.
HS trả lời: - Không.

GV sơ kết: Không phải các bia tiến sĩ được lập cùng một năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau, cho nên có người được dựng bia trước, người được dựng bia sau khá lâu. Như vậy, người xa đã có cách tính và ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng, nó giúp chúng ta hiểu nhiều điều.
?- Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người sáng tạo ra thời gian?
HS đọc SGK đoạn "Từ xưa, con người.... thời gian được bắt đầu từ đây".
GV giải thích thêm và sơ kết.












Gv : Các em biết trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch chính nào?
HS trả lời: Âm lịch và Dương lịch.

?- Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch?
HS trả lời:
- Âm lịch: dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất 1 vòng) là 1 năm (360 ngày).
- Dương lịch: dựa vào sự di chuyền của Trái Đất xung quanh Mặt Trời 1 vòng) là 1 năm (365 ngày).

GV sơ kết:








GV giải thích thêm:
- Lúc đầu người phương Đông cho rằng: Trái Đất hình cái đĩa.
- Người La Mã (trong quá trình đi biển) đã xác định: Trái Đất hình tròn. Ngày nay chúng ta xác định Trái Đất hình tròn.
- Từ rất xa xưa, người ta quan niệm Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất, những sau đó, người ta xác định Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, không phải Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

GV cho HS xem quả địa cầu, HS xác định Trái Đất hình tròn.
GV giải thích thêm: Mỗi quốc gia, dân tộc, khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung, có 2 cách tính: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).

?-Các em hãy nhìn vào bảng ghi trong trang 6 SGK, xác định trong bảng đó có những loại lịch gì?
(Âm lịch và Dương lịch).

GV gọi một vài học sinh xác định đâu là dương lịch, đâu là âm lịch.

GV cho HS xem quyển lịch và các em khẳng định đó là lịch chung của cả thế giới, được gọi là Công lịch.

?- Vì sao phải có Công lịch?
- Do sự giao lưu giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, cần có cách tính thời gian thống nhất.




GV: Công lịch được tính nhừ thế nào?




GV giải thích thêm:
- Theo công lịch 1 năm có 12 tháng (365 ngày), năm nhuận thêm 1 ngày vào tháng 2.
- 1000 năm là 1 thiên niên kỉ.
- 100 năm là 1 thế kỉ.
- 10 năm là 1 thập kỉ.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 2 - Cach tinh thoi gian trong lich su
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Duy Linh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lịch sử 6
Gửi lên:
20/03/2014 15:18
Cập nhật:
20/03/2014 15:18
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
43.00 KB
Xem:
1024
Tải về:
13
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây