NGHỊ QUYẾT SỐ 37-NQ/TW
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(09/10/2014)
VỀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
ĐẾN NĂM 2030
Nội dung trọng tâm:
I. Sự ra đời Nghị quyết 37-NQ/TW
II. Phương châm, nhiệm vụ công tác lý luận và các hướng nghiên cứu chủ yếu từ nay đến năm 2030
III. Các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác lý luận từ nay đến năm 2030
I. Sự ra đời Nghị quyết 37-NQ/TW
Thành tựu :
+ Tư duy lý luận có bước phát triển, chú trọng tổng kết thực tiễn, giảm bớt tính duy ý chí, chủ quan;
+ Hình thành lý luận cơ bản con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hình thành mô hình kinh tế tổng quát (70/vkXI);
+ Xây dựng hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
+ Công tác tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị được quan tâm, nội dung, hình thức đa dạng và phong phú hơn;
+ Cơ quan Đảng, Nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại tránh tình trạng phân tán, chồng chéo;
+ Ngân sách đầu tư cho lý luận từng bước được nâng lên;
Hạn chế:
+ Công tác nghiên cứu lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp kém, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn;
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các hoạt động bất cập;
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị chất lượng thấp kém;
+ Nội dung, chương trình trùng lắp, phương pháp giáo dục chậm đổi mới.
Nguyên nhân:
+ Khách quan: quá trình đổi mới đất nước nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp chưa có tiền lệ;
+ Chủ quan: Cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác lý luận và giáo dục lý luận chính trị; phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị còn có mặt hạn chế, bất cập.
II. Phương châm, nhiệm vụ công tác lý luận và các hướng nghiên cứu chủ yếu từ nay đến năm 2030
Phương châm công tác lý luận:
+ Phải gắn chặt và xuất phát từ thực tiễn;
+ Dân chủ đi đôi với nâng cao tinh thần trách nhiệm;
+ Lấy CN Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở;
+ Tiếp thu các thành tựu mới của dân tộc, tinh hoa nhân loại;
+ Tích cực đấu tranh các quan điểm sai trái.
Nhiệm vụ:
+ Đổi mới công tác lý luận đáp ứng yêu cầu khi Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
+ Hoàn thiện hệ thống các quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các hướng nghiên cứu chủ yếu:
(1) Khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
(2) Tiếp tục nghiên cứu bản chất, đặc điểm CNTB hiện đại;
(3) Kiên quyết đấu tranh chủ nghĩa giao điều, chủ nghĩa xét lại;
(4) Nghiên cứu, phát triển và hoàn chỉnh những luận cứ khoa học làm cơ sở hoạch định đường lối, chính sách của Đảng:
+ Nghiên cứu về hệ thống quan điểm và mô hình CNXH ở Việt Nam;
+ Tiếp tục xây dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;
+ Làm rõ mối quan hệ, kết hợp 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;
+ Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, nâng cao năng lực của Đảng cầm quyền;
III. Các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác
lý luận từ nay đến năm 2030
1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, phát huy dân chủ, khuyến
khích tìm tòi, sáng tạo, mở rộng hợp tác Quốc tế trong công tác lý luận;
2. Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, các chuyên gia đầu ngành; nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, nhất là năng lực phân tích, dự báo;
3. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
4. Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng, lý luận;
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận. /.